SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT THỰC HÀNH SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ThS. Quan Văn Út – Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lí
Trong thời đại ngày nay việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học không còn xa lạ đối với giáo viên đặc biệt là việc sử dụng bài giảng power point. Bài giảng power point (BGPP) xuất hiện ở trường THPT Thực hành Sư phạm từ khi thành lập trường năm 2011 cho đến nay (8 năm) toàn trường đã có 100% giáo viên sử dụng BGPP trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Bài giảng power point là một phương tiện hỗ trợ hiệu quả nhất giúp cho giáo viên thực hiện bài lên lớp một cách dễ dàng và hấp dẫn. Bởi vì, một BGPP phải thể hiện tính khoa học và tính Sư phạm đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ Sư phạm và các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đại lý là môn học vừa mang tính khoa học tự nhiên và mnag tính khoa học xã hội, cho nên kiến thức đôi lúc cũng rất trừu tượng và khó hiểu, nếu không minh họa bằng mô hình, sơ đồ hình ảnh thì học sinh rất khó tiếp thu kiến thức mới. Để giúp người học tự xây dựng kiến thức mới trên nền tảng kiến thức đã có thì việc sử dụng BGPP là hiệu quả nhất bởi vì khi sử dụng BGPP có những ưu điể sau đây:
1. Ưu điểm của BGPP
• Giúp giáo viên (GV) tiết kiệm thời gian
• Giúp bài học tăng tính sinh động và hấp dẫn của bài dạy.
• Giúp học sinh dễ tiếp cận và dễ hiểu bài.
• Giúp GV dễ liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức bài học.
• Giúp GV thiết kế đa dạng: phương pháp dạy học tích cực, hình thức vào bài, kiểm tra đánh giá, củng cố bài học …
• Ngoài ra sử dụng power point để thiết kế bài giảng giúp GV nâng cao trình độ tin học, mở rộng kiến thức và khả năng sáng tạo trong dạy học.
• Ví dụ sau đây minh họa việc sử dụng giảng dạy bằng power point
Hình 1: Giờ dạy môn Địa lí sử dụng BGPP của Thầy Quan Văn Út
Hình 2: Slide mở đầu của 1 bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 10
Hình 3: Sử dụng trò chơi âm nhạc để vào bài học mới
Hình 4: Bài giảng power point giúp học sinh nắm bắt cấu trúc nội dung bài học dễ dàng
Hình 5: Sử dụng trò chơi ô chữ để củng cố bài học hiệu quả
2. Hạn chế của BGPP
Bên cạnh những ưu điểm không thể trách được những hạn chế, nếu như người giáo viên không có kinh nghiệm và kỹ năng tốt thì dễ dàng gặp phải những hạn chế như sau:
• Tốn nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị.
• Dễ gặp sự cố bất thường trong giảng dạy.
• GV chỉ trình chiếu và thuyết trình → HS thụ động.
• Quá lạm dụng PP dẫn đến sử dụng không hiệu quả.
• HS khó ghi bài hoặc không ghi bài kịp.
• HS dễ bị phân tán và mất tập trung.
3. Quy trình thiết kế BGPP hiệu quả
• Xác định mục tiêu và nội dung bài học.
• Tìm kiếm và lựa chọn tư liệu phù hợp.
• Xác định phương pháp dạy học.
• Thiết kế bài giảng điện tử.
• Trình chiếu thử, sửa chữa và hoàn thiện.
4. Một số lưu ý khi sử dụng BGPP
Với những kinh nghiệm quý báu trong quá trình soạn giảng bằng BGPP tôi xin lưu ý quý thầy cô một số vấn đề rất quan trọng như sau:
• Bài giảng không được quá nhiều slide.
• Các slide trình bày khoa học, ngắn gọn và logic.
• Sử dụng kiểu chữ và kích cỡ chữ phù hợp, trực quan.
• Sử dụng màu sắc phù hợp (nền và chữ)
• Hiệu ứng slide đơn giản, thu hút sự tập trung.
• Hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, video… tiêu biểu, trực quan, khoa học, chính xác.
• GV cần kết hợp giữa trình chiếu và viết bảng (không được quá lạm dụng)
• GV có sự linh hoạt từng lớp, từng bài khác nhau.
Hình 6: Minh họa lưu bảng trong khi sử dụng BGPP
Hình 7: Học sinh thảo luận nhóm tích cực trong giờ học sử dụng BGPP
Hình 8: Học sinh lớp 10 sử dụng phần mềm power point để soạn báo cáo và thuyết trình trong môn Địa lí, năm học 2016-2017”
Hình 9: Học sinh lớp 11 sử dụng phần mềm power point để soạn báo cáo và thuyết trình trong môn Địa lí, năm học 2016-2017.
Hình 10: Giáo viên cần kết hợp tốt giữa Bài giảng điện tử và nội dung lưu bảng.
5. Kết luận
Việc sử dụng BGPP có rất nhiều lợi ích cho hoạt động dạy và học, nhằm giúp học sinh có thể tiếp cận với tri thức mới, mở rộng kiến thức thực tế với những hình ảnh, mô hình mô phỏng hấp dẫn. Bên cạnh đó, để BGPP phát huy hết tác dụng của nó thì BGPP phải mang tính khoa học, đảm bảo về mặt lý luận dạy học, tính sư phạm.
Người viết: ThS. Quan Văn Út – Bí thư Đoàn TN trường, Giáo viên môn Địa Lí.