MĨ THUẬT VÀ VĂN HỌC: CẦU NỐI GIỮA THỊ GIÁC VÀ NGÔN NG

- Phạm Huỳnh Anh Thơ – Lớp A2K11

Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới hướng đến việc giúp học sinh phát triển cả ĐỨC, TRÍ, THỂ, MĨ.  Điều đó cho thấy: bên cạnh việc phát triển những kĩ năng mềm thì việc nâng cao năng lực thẩm mĩ của học sinh cũng được xem trọng. Vì vậy, lồng ghép góc nhìn của thuật vào môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 là một phương pháp mang tính thực tiễn, có ý nghĩa trong việc xây dựng, phát triển năng lực của học sinh Trường Trung học phổ thông Thực hành Sư phạm.

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, trang 56 (bộ sách Cánh Diều), các yêu cầu đề bài như sau: “Trình bày cảm nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc một pho tượng mà em cho là có giá trị hay “Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích đã khơi dậy cho đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngữ văn của nhà trường về ý tưởng của việc tạo nên Mối quan hệ giữa Mĩ thuật và Văn học: Cầu nối giữa thị giác và ngôn ngữ.

Mĩ thuật và Văn học vốnhai loại hình nghệ thuật có quan hệ mật thiết và tương tác lẫn nhau. Nếu Mĩ thuật có thể làm cho văn chương sinh động, phong phú và đa dạng hơn thì Văn học cũng có thể làm cho Mĩ thuật sâu sắc, tinh tế và có chiều sâu hơn. Cho nên, thay vì chọn phương pháp cảm nhận một tác phẩm văn học, một bài thơ một cách máy móc và quen thuộc, thầy Nguyễn Thanh Phong và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11 đã đổi mới bằng cách hướng đến sự kết hợp liên môn Ngữ văn và Mĩ thuật nhằm thu hút, khơi dậy sự hứng thú với môn Ngữ văn, đồng thời phát triển khả năng quan sát, phân tích và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật. Khi được nhà trường tạo cơ hội, mỗi học sinh cũng có thêm những bài học kinh nghiệm từ thầy Trần Văn Đức (Ths. Kiến trúc, cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM) được mời giảng tại nhà trường. Từ đó giúp học sinh có thêm những kiến thức nền ngoài chương trình, đồng thời góp phần chuôi rèn trình độ văn hóa, thẩm mĩ và nhân cách của mỗi cá nhân.

Ảnh: Thầy Trần Văn Đức trong một tiết giảng dạy tại lớp 11A2 (khóa 11) vào sáng ngày 21/11/2023

Mục tiêu của việc lồng ghép nghệ thuật là thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa tác phẩm nghệ thuật với các vấn đề xã hội, lịch sử, văn hóa trong cuộc sống thường ngày. Đó không chỉ là một hình thức thể hiện cái đẹp, mà còn là một phương tiện truyền đạt các cảm xúc, quan điểm và thông điệp của con người. Nếu học sinh có cơ hội sáng tạo, phân tích và trình bày các bài báo cáo, ảnh, video, poster,… dựa trên các tác phẩm nghệ thuật thì đó là một trong những phương pháp độc đáo giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, phát triển tư duy, từ đó nuôi dưỡng khả năng đánh giá nghệ thuật khi chỉ đang ở lứa tuổi trung học phổ thông. Bằng phương pháp học tập mới này, việc tiếp cận và hiểu được các tác phẩm nghệ thuật từ nhiều thời kỳ, quốc gia và văn hóa khác nhau một cách sinh động và thú hơn vị hơn. Ban giám hiệu Trường THPT Thực hành Sư phạm và đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Ngữ văn luôn tin rằng: phát triển kĩ năng mềm là một phần không thể thiếu của giáo dục, vì thế luôn tạo mọi điều kiện để đảm bảo học sinh có thể theo kịp sự phát triển nhanh chóng và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Là một trong những học sinh được trải nghiệm tiết học, bản thân em nói riêng của như các bạn nói chung cảm thấy đây là một sự kết hợp thật độc đáo và có ý nghĩa. Chúng em được dạy những kiến thức mới, được giáo dục bài bản cách để nhìn nhận một bức tranh nghệ thuật. Cầu nối giữa thị giác và ngôn ngữ là một cách tuyệt vời để mở rộng, cũng như phá tan những giới hạn định sẵn của môn Ngữ văn. “Cái đẹp” và “Văn chương” không chỉ tạo ra một trải nghiệm phong phú, mà còn giúp chúng em phát triển thẩm mĩ, tư duy và năng lực cá nhân của bản thân, đồng thời tạo điều kiện để chúng em thực hành các hoạt động học tập có liên quan. Mong rằng, những phương pháp này sẽ còn được xuất hiện nhiều hơn ở các tiết học khác để mỗi bản thân chúng em có thêm những bài học mới thú vị và hào hứng hơn. 

Thông tin mới

Bản đồ

Câu lạc bộ

Số lượt truy cập

1652767
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
1017
8886
16349
1652767

Lịch Phòng máy

Trường THPT Thực hành Sư phạm
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 02923.734758 - 02923.734759
Email: thptthsp@ctu.edu.vn