Hôm nay gặp câu chuyện này trên mạng FB. Tôi đọc và mắt cứ nhòa đi theo từng dòng chữ ... Ở ngưỡng U60, tôi lại muốn được khóc òa như một đứa trẻ ... Và lại thầm mong... đồng nghiệp của tôi, những đứa học trò của tôi, con của tôi đọc được câu chuyện này.

HỒI ỨC

... Cách đây hơn ba chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !” Mẹ tôi trả lời: “Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?”. Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?” Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: “Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp.” Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý; thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mới toanh sáng loáng. Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình. Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: “Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị xây xước chứ ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy ! Thôi, mẹ về đây.” Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: “Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ ?” Mẹ tôi trả lời: “Bố mày bán máu lấy tiền đấy !”. Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi ? Trời ơi ! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

Ngày hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó. Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng. Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: “Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!” Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể. Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi. Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: “Chiếc đồng hồ vẫn còn đây.” Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên. Tôi kinh ngạc hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ ?” Thầy chủ nhiệm nhẹ nhàng trả lời: “Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy !” Tôi hỏi tiếp: “Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ ?”. Thầy bảo: “Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người.” ...

Fb Khôi Nguyên.

(Facebook Những câu chuyện nhân văn)

 

Bài học tuổi thơ

Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể... Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:

- Ba! Có bao giờ thấy có một bài luận văn nào điểm không không ba? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.

Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:

- Còn thua ba nữa đó, ba. Iít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số không bự như quả trứng.

Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhứt cũng hơn được một đứa.

Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gởi đến các nhà văn nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, nhà xuất bản in thành sách "Nhà văn học văn". Đọc qua, nghe các nhà văn nhà thơ kể, tất nhiên là mỗi người có mỗi cuộc đời, mỗi người mỗi giọng văn, nhìn chung thì người nào, lúc còn đi học, cũng có khiếu văn, giỏi văn. Nếu không thì lấy gì làm cơ sở để sau này trở thành nhà văn? Rất lô-gích và rất là tự nhiên vậy. Duy chỉ có bài của tôi hơi khác, có gì như ngược lại. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố (1948 - 1950), tôi là một học sinh trung bình, về môn văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20). Đó là kỷ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn văn.

Khi con tôi đọc bài văn đó, con tôi hỏi:

- Sao bây giờ ba là nhà văn? Và bạn bè cũng hỏi như vậy. Tôi cũng đã tự lý giải về mình, và lời giải cũng đã in vào sách rồi, xin không nhắc lại.

Tôi hỏi con tôi:

- Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không điểm.

- Luận văn cô cho "Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố".

- Con được mấy điểm?

- Con được sáu điểm.

- Con tả ba như thế nào?

- Thì ba làm việc làm sao thì con tả vậy.

- Mấy đứa khác, bạn của con?

Thằng con tôi như chợt nhớ, nó liến thoắng:

- A! Có một thằng ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.

- Đêm ba nó làm gì?

- Nó nói, đêm ba nó toàn đi nhậu.

- Nó tả ba nó đi nhậu à?

- Dạ không phải. Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?

- Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?

- Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.

- Sao vậy?

Hôm trả lại bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét: "Sao trò không làm bài". Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: "Hả?". Nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.

- Nó là học trò loại " cá biệt" à?

- Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.

- Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?

Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: "Sao trò không làm bài?" Tới lúc đó nó mới nói: "Thưa cô, con không có ba". Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!

Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.

Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...

Có người hỏi em: "Sao mày không tả ba của đứa khác". Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.

Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.

Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.

Mùa thu, 1990

Nguyễn Quang Sáng

 

“Đến sớm hơn 1 giờ tốt hơn đến trễ 1 phút”:

Người cha chỉ học hết lớp 3 đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào?

Diễn giả Rick Rigsby là chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty riêng của ông, Rick Rigsby Communications. Ông đã có một bài phát biểu vô cùng xúc động về những bài học mà người cha đầu bếp của ông để lại.

Người thông thái nhất mà tôi từng gặp trên đời chính là một người chưa học hết lớp 3. “Thông thái nhất” nhưng người ấy lại “bỏ học giữa chừng”, thật đối nghịch! Giống như một cuộc chạy đua đầy thú vị.

Người chưa học hết lớp 3 đó – người thông thái nhất mà tôi từng gặp trong cuộc đời mình đã dạy tôi kết hợp tri thức và sự khôn ngoan để tạo nên sức ảnh hưởng. Chính là cha tôi, một người đầu bếp bình thường nhưng là người thông thái nhất mà tôi từng gặp trong cuộc đời. Ông chỉ là một người bình thường, bỏ học giữa chừng để trở về làm giúp trang trại gia đình.

Rick Rigsby

Nhưng không phải vì ông nghỉ học giữa chừng mà việc học cũng kết thúc từ đó. Mark Twain từng nói: “Tôi không bao giờ để cho việc học ở trường ảnh hưởng đến sự rèn luyện giáo dục của mình”. Cha tôi tự dạy mình cách đọc, cách viết.

Giữa chế độ Jim Crown phân biệt người da đen, khi mà cả nước Mỹ đang còn trong giai đoạn hỗn loạn cuối cùng của cuộc nội chiến, cha tôi quyết định ông sẽ đấu tranh và là một người đàn ông không phải với tư cách một người da đen, da vàng hay da trắng mà chỉ với tư cách là một người đàn ông thực thụ. Ông đã thách thức bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất có thể của chính mình

Tôi có 4 văn bằng, anh trai tôi là thẩm phán nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người thông minh nhất trong gia đình. Mà chính là người cha của chúng tôi, người cha chưa học hết lớp 3 đã nhờ tới câu nói của Michelangelo để căn dặn chúng tôi: “Các con, cha sẽ không phiền lòng nếu các con đạt mục tiêu cao và bỏ lỡ nó nhưng cha sẽ rất lo ngại nếu các con chỉ đặt mục tiêu thấp và đạt được nó”.

Một người mẹ nông thôn đã dùng lời nói của Henry Ford để nhắn nhủ con mình: “Nếu con cho rằng con có thể làm được hay con không thể làm được thì điều con nghĩ đó đúng”.

Bài học thứ nhất: Đến sớm hơn 1 giờ tốt hơn đến trễ 1 phút

Tôi đã học được từ một người bỏ học giữa chừng những bài học đơn giản như thế này:

“Này con, đến sớm hơn một giờ tốt hơn là đến trễ một phút”.

Chúng tôi chẳng bao giờ biết bây giờ là mấy giờ ở nhà chúng tôi bởi vì đồng hồ lúc nào cũng chạy nhanh hơn. Mẹ tôi kể rằng gần 30 năm nay, cha tôi luôn rời nhà lúc 3 giờ 45 phút sáng. Một ngày nọ, bà hỏi ông lý do thì nhận được câu trả lời của ông: “Có thể một trong những cậu con trai của chúng ta sẽ bắt chước hành động tốt đó”.

Aristotle nói rằng, những điều bạn lặp đi lặp lại sẽ quyết định con người bạn. Do vậy, sự xuất sắc phải đến từ một thói quen, chứ không phải chỉ một hành động. Đừng bao giờ quên điều đó.

Tôi biết bạn mạnh mẽ, nhưng hãy nhớ luôn luôn phải tử tế. Luôn luôn. Đừng bao giờ quên điều đó. Đừng bao giờ làm mẹ bạn xấu hổ. Đúng vậy, nếu mẹ bạn không vui, trong nhà sẽ chẳng ai có ai vui vẻ được. Nếu cha không vui, không ai quan tâm cả, bạn biết điều đó chứ?

Bài học thứ hai: Hãy đảm bảo cái khăn của người phục vụ lớn hơn cái tôi cá nhân của con

Bài học tiếp theo, bài học từ người đầu bếp chỉ đứng một chỗ để nấu nướng: “Con trai, hãy đảm bảo cái khăn của người phục vụ lớn hơn cái tôi cá nhân của con”. Cái tôi cá nhân là liều thuốc mê xóa tan đau đớn của sự ngu dốt. Tự cao là nỗi đau đớn của kẻ dại khờ.

John Wooden huấn luyện đội bóng rổ ở UCLA để kiếm sống nhưng ông được coi là người có ảnh hưởng tới mọi người và dù những giải thưởng quốc gia lớn thế nào mà ông có thì vào mỗi giữa tuần, ông đều đến tủ vật dụng, cầm một cây chổi và tự quét sàn phòng tập thể hình của mình. Bạn muốn gây nên một ảnh hưởng? Hãy tìm cây chổi của mình. Và mỗi ngày, mỗi ngày trôi qua, đừng quên tìm cây chổi của cuộc đời mình. Đó là cách bạn nuôi dưỡng ảnh hưởng của mình. Nhờ đó, bạn có thể thu hút được người khác và gây ảnh hưởng của mình tới họ.

Bài học thứ ba: Hãy làm cho đúng

Bài học cuối cùng: “Con trai, rồi con sẽ phải làm một công việc gì đó. Hãy làm cho đúng”. Tôi luôn được nhắc nhở rằng tôi có thể là một người tầm thường hoặc bị chỉ trích rằng sống quá tầm thường. Nhưng tôi luôn tự nhủ rằng mình luôn hướng mắt đến các vì sao để trở thành con người tốt nhất mà tôi có thể trở thành. Đủ tốt không phải là đủ, nó có thể tốt hơn. Và tốt hơn cũng chưa phải đủ nếu nó chưa phải tốt nhất.

Tôi xin được kết thúc bài diễn thuyết của mình bằng câu chuyện của chính mình mà tôi nghĩ có thể tóm gọn mọi điều.

Sự khôn ngoan luôn đến từ những điều không ngờ nhất. Nhiều lần vấp phải thất bại sẽ dạy bạn điều đó. Khi bạn vấp phải một hòn đá, hãy nhớ điều này: khi bạn đang gặp khó khăn, một hòn đá ngáng đường cũng có thể trở thành một nền móng vĩ đại để giúp bạn tiến bộ và trưởng thành. Tôi không lo rằng bạn sẽ thành công, tôi lo bạn sẽ không vấp ngã. Một người dám rời khỏi nơi yên bình và tiếp tục trưởng thành – người đó chắc chắn sẽ nuôi dưỡng được tầm ảnh hưởng của mình.

Quay ngược lại thời gian vào những năm 70, tôi đã gặp người phụ nữ tuyệt vời nhất cuộc đời mình. Chúng tôi đã gặp nhau ở một vũ hội và cô ấy là Trina Williams đến từ Lompoc, California. Chúng tôi đều rất vui vẻ trong vũ hội. Khi tôi nhảy cùng cô ấy, tôi đã quyết định sẽ xin bằng được số điện thoại. Cô ấy là người đầu tiên, người phụ nữ duy nhất cho tôi số điện thoại thật khi tôi học đại học. Ngay hôm sau, chúng tôi đã có buổi hẹn hò đầu tiên ở một tiệm kem và những người bạn không tin điều đó. Sau đó, chúng tôi có những cuộc hẹn thứ 2, thứ 3 và thứ 4….

Chúng tôi lái xe từ Chico đến Vallejo để cô ấy gặp mặt cha mẹ tôi. Cha tôi, người hùng của tôi, sau khi gặp cô ấy, đã kéo tôi ra ngoài và hỏi: “Cô ấy có bị sao không?”. Chúng tôi quen nhau 4 năm, khi ấy Trina là sinh viên năm cuối, còn tôi vẫn là một cậu sinh viên năm nhất. Khi tôi quyết định sẽ cầu hôn với cô ấy, tôi đã nói chuyện với một vài người bạn của Trina. Vào thời điểm đó, lại ở Texas, muốn cầu hôn, bạn phải có nến, có chocolate nhưng một chàng trai đến từ vùng quê như tôi chỉ có một chai rượu đến từ nông trại Boone. Đó là những gì tôi có.

Tôi kết hôn với người phụ nữ đẹp nhất trên đời. Trước đám cưới, trong đám cưới, sẽ có một vài tiếng xì xào như “Sao điều này có thể?” và chúng phát ra từ phía gia đình tôi. Chúng tôi kết hôn, chúng tôi có những đứa trẻ, chúng tôi sống rất hạnh phúc. Một ngày, Trina phát hiện mình có mộ khối u ở ngực trái. Ung thư vú. 6 năm sau khi chẩn đoán bệnh, tôi và 2 đứa con trai đến trước quan tài của mẹ chúng. 2 năm sau đó, trái tim tôi như ngừng đập. Nếu không có 2 đứa con trai, sẽ không có lí do gì để tôi tiếp tục. Tôi đã hoàn toàn lạc lối. Đó là hòn đá to nhất tôi vấp phải. Bạn có biết điều gì giúp tôi đứng vững không?

Đó là lúc tôi nhận được lời dạy khôn ngoan thứ ba. Sự khôn ngoan của người đầu bếp bình thường. Chúng tôi đứng trước quan tài. Tôi chưa bao giờ thấy cha mình khóc nhưng lần này ông đã khóc, vì đó là con gái ruột của ông. Ông coi Trina là con gái của mình, không chỉ là con dâu. Tôi đứng ngay sau ông, nhìn cô ấy lần cuối cùng. Và 3 từ cha tôi nói với tôi khi ấy đã thay đổi cuộc đời tôi trong ngày tang lễ – đó là bài học cuối cùng ông dạy tôi: “Con trai, hãy đứng vững! Con hãy cứ đứng vững, dù biển cả có khó khăn đến thế nào, con hãy cứ đứng vững. Dù có điều gì xảy đến, con không được bỏ cuộc”.

Đến giờ phút này đây, tôi vẫn nhớ rõ những lời nói cuối cùng của cô ấy: “Em không quan tâm mình sẽ sống được bao lâu. Điều quan trọng nhất với em là em sống như thế nào”.

Từ bài học thứ ba, tôi nhận được một câu hỏi: “Bạn đang sống như thế nào?”. Mỗi ngày, các bạn hãy tự hỏi mình như vậy. Người đầu bếp vĩ đại của tôi sẽ luôn căn dặn rằng bạn đừng phê phán bất cứ ai, rằng hãy luôn đến sớm, hãy tử tế, hãy đảm bảo cái khăn của người phục vụ đủ lớn và được sử dụng. Và nếu bạn phải làm điều gì đó, hãy làm đúng. Không bao giờ là sai khi bạn làm đúng. Theo cách đó, bạn sẽ có thể dần mở rộng sự ảnh hưởng của bản thân.

Và đừng quên hỏi bản thân mỗi tối: “Tôi đang sống như thế nào?”

Nguồn: Goacast

Vietsub by happy.live

Một bức thư sαi chính tả, câu chuγện rất hαγ ý nghĩα, và có tính giάo dục sâu sắc

Trong giờ trả bài tậρ làm văn, cả lớρ luôn sôi động vì thầγ giάo sẽ chọn rα bài văn điểm cαo và bài văn điểm thấρ nhất để đọc cho cả lớρ nghe.

Nguồn: Baonghean

Bài cαo điểm luôn được cả lớρ nghe sαγ sưα và vỗ tαγ tάn thưởng, còn Ьài văn bị điểm thấρ lại bị những trận cười.

Cả lớρ luôn hồi hộρ khi xấρ bài trên tαγ thầγ đã vơi đi nhiều rồi mà bài mình còn chưα thấγ đâu.

Và hôm nαγ, như thường lệ. Thầγ mở xấρ bài rα làm. Cả lớρ nhấρ nhỏm.

Đầu đề bài văn là: “Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất củα em”

Thầγ nói, lớρ có bốn mươi bαn, thì chắc chắn sẽ có 40 kỉ niệm khάc nhαu. Mỗi khi bị Thầγ chê là đơn điệu, cả lớρ chúng tôi thường chống chế: “Thầγ ơi, học cùng nhαu thì làm sαo mà dẫn chứng không trùng lặρ nhαu được.

Khάc với mọi khi, Thầγ đưα bài cho lớρ trưởng ρhάt và chỉ giữ lại một bài. Cả lớρ, đứα nào cũng nhón chân nghểnh cổ cho cαo để cố nhìn cho rα cάi tên củα αi và được mấγ điểm, nhưng không thấγ được.

Người giỏi văn nhất lớρ là Kim Chi, nhưng dự đoάn nhαnh chóng tiêu tαn khi Kim Chi với tαγ nhận bài củα mình.

Cả lớρ cùng suγ nghĩ:”Thế là Thầγ giữ bài văn dở nhất rồi” và thế là cả lớρ chuγển άnh mắt về ρhíα Cường kèm theo tiếng cười khúc khích.

Cường hαy viết những câu văn kiểu như: “Đi một ngàγ đàng, học một sàng khôn, vậγ nên chúng tα ρhải đi nhiều ngàγ hơn nữα…” Nhưng Cường cũng đã nhận được bài củα mình. Cả lớρ bắt đầu nhαo lên: Vậγ bài củα αi? làm sαo biết trước được bài sẽ đọc là củα αi?

Trời mà biết được. Môn văn có khi bài trước mới được 6 điểm kèm lời ρhê: “Lối hành văn trong sάng, nên đọc nhiều để dẫn chứng ρhong ρhú hơn”, thì bài sαu có thể nhận ngαγ điểm 4 với lời ρhê: “Quá lαn mαn, dông dài”. Điểm 7 môn văn củα Thầγ là một ước mơ xα xỉ ngαγ cả với Kim Chi cũng nói vậγ.

Chúng tôi hồi hộρ nhìn theo tαγ củα lớρ trưởng cho đến khi bài cuối cùng được ρhάt rα. Chỉ một mình Dũng là chưα có bài. Không hẹn, cả lớρ đều ngạc nhiên nhìn về ρhíα Dũng, tάc giả củα bài văn còn lại trên tαγ củα Thầγ.

Tất nhiên, để trάnh cάi nhìn củα cả lớρ. Dũng ngoảnh rα cửα sổ. Không thấγ mặt Dũng, nhưng cả lớρ có thể thấγ rõ hαi vành tαi và cổ củα cậu tα đỏ ửng.

Dũng là học sinh trường Huγện mới chuγển đến lớρ tôi khoảng 2 thάng, không có gì nổi trội. Nơi Dũng, cάi gì cũng bình thường và chưα có gì tỏ vẻ rα là đặc biệt về môn văn cả.Vậγ mà điểm 8, đúng vậγ điểm 8 chúng tôi nhìn rõ số 8 đỏ cho trong ô điểm.

Khi Thầγ giάo đưα tαγ sửα lại cặρ kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi Thầγ xúc ᵭộпg. Giọng Thầγ trầm trầm:

“Kỷ niệm sâu sắc nhất củα em là khi nhận được thư củα Ba em”

Nhà em nghèo lắm, nhưng Ba, Má cho em rα ρhố học để sαu nàγ em có thể làm được điều gì đó tốt đẹρ hơn. Cho em rα ρhố,ngoài việc ρhải làm thêm để kiếm tiền trαng trải việc học hành củα em, Bα em còn ρhải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho giα đình. Chưα bαo giờ Bα mά viết cάi gì cả. Hồi ở nhà, mỗi khi cần viết thư về quê, hαγ viết đơn từ gì đó là em viết.

Thầγ ngừng đọc, nhìn cả lớρ:

Cάc em, Thầy sẽ viết lại nguγên văn bức thư củα Ba bạn Dũng lên bảng cho chúng tα cùng đọc:

Một chuγện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộρ tò mò từng chữ hiện rα dưới tαy Thầy.

“Con iu thươn ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cả nhà nhớ con nhìu lấm, cố hoch nge con chừn nào mùα màn song ba xé ra thăm con”.

Nguồn: Vietnamnet

Lά thư vẻn vẹn có 45 chữ. Khi Thầγ quay lại thì Dũng đã úρ mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt Thầy cũng hoe đỏ.

Cả lớρ im ρhăng ρhắc trước lά thư đầγ lỗi chính tả trên bảng, lά thư γêu thươпg và gửi gắm củα một người chα vốn chỉ quen với càγ cuốc, lần đầu cầm bút viết thư cho con.

Đằng sαu sự αn vui và thành công củα một αi đó, có thể là ẩn giấu củα những sự hi sinh thầm lặng.

Thiêng liêng và thiết thực nhất có thể chính là sự im lặng cαo cả của Bα Mẹ. Có thể Bα Mẹ củα bạn không hoàn hảo như bαo nhiêu người khάc, nhưng họ luôn γêu thươпg con mình theo cάch hoàn hảo nhất.

Ngồi gõ mάγ tính lại câu chuγện nghe bạn kể lại. Tôi bồi hồi ҳúc ᵭộпg, mắt ngấn lệ.

Trên thế giαn nàγ còn nhiều chuγện cảm động và rất nhân văn.

15g35 ngàγ 14/10/2019

(Sưu tầm)

 

Thông tin mới

Bản đồ

Câu lạc bộ

Số lượt truy cập

1926044
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
637
6595
19061
1926044

Lịch Phòng máy

Buổi

Tiết

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

S

Tiết 1

11B2

11D1

11A1

12A3

Tiết 2

11B2

11D1

11A1

12B1

Tiết 3

12B2

12B1

12B2

12D1

Tiết 4

12D1

11A2

11B1

11A3

Tiết 5

12A3

11A2

11B1

11A3

Tiết 1: Từ 7 giờ 00 phút đến 7 giờ 45 phút.

Tiết 2: Từ 7 giờ 50 phút đến 8 giờ 35 phút.

Giải lao: 20 phút.

Tiết 3: Từ 8 giờ 55 phút đến 9 giờ 40 phút.

Tiết 4: Từ 9 giờ 45 phút đến 10 giờ 30 phút.

Tiết 5: Từ 10 giờ 35 phút đến 11 giờ 20 phút.

Trường THPT Thực hành Sư phạm
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 02923.734758 - 02923.734759
Email: thptthsp@ctu.edu.vn