Làm thế nào để đánh bại đối thủ của mình?

Có một cậu thư sinh đến hỏi thầy giáo của anh rằng: “Làm thế nào để đánh bại đối thủ của mình?”. Vị thầy giáo mỉm cười, sau đó liền dùng một nhành cây, vạch xuống đất một đường thẳng.

Thầy nói: “Con hãy làm cách nào khiến cho đường thẳng này ngắn lại mà không xóa nó, trả lời được thì hãy đến tìm ta”.

Thư sinh về nhà với bài toán của thầy giáo trong đầu. Cậu nghĩ mãi, nhưng cũng không biết làm cách nào khiến đường thẳng kia ngắn lại mà không xóa bớt nó đi. Rõ ràng là một yêu cầu vô lí. Hết 3 ngày mà không tìm ra đáp án, cậu bèn đến gõ cửa nhà thầy giáo một lần nữa.

Thư sinh nói : “Thưa thầy, con thật không biết làm cách nào khiến đường kẻ này ngắn đi cả”.

Vị thầy giáo mỉm cười, sau đó lại dùng một nhánh cây khác, nhẹ nhàng vẽ một đường thẳng song song với đường thẳng kia, nhưng dài hơn đường thẳng cũ một tấc, đoạn mỉm cười: “Con xem, chẳng phải là đường thẳng cũ đã ngắn hơn so với đường thẳng mới rồi sao?”.

Thầy nhẹ nhàng giải thích: “Đối thủ của con chính là đường thẳng ban đầu, con không có cách nào khiến cho họ trở nên tồi tệ hơn. Con chỉ có một cách duy nhất, đó là khiến cho bản thân con trở nên suất sắc hơn.

Đừng quan tâm đối thủ của mình “ngắn hay dài”, hãy cứ trở thành đường thẳng “dài nhất”. Đến lúc ấy, chẳng ai có thể đánh bại được con”.

Trong cuộc sống cũng vậy. Đôi khi chúng ta luôn nhìn vào những thành công của người khác và mong ước, oán hận, hoặc ghen tị. Chúng ta không thể mong chờ đối thủ bước lùi để kém cỏi hơn chúng ta, mà chỉ có cách tự nỗ lực để trở nên giỏi giang hơn, bản lĩnh hơn đối thủ.

Do vậy, thay vì hy vọng người khác thất bại, gục ngã, thì chính mình hãy đứng dậy, luôn kiên cường tiến nhanh lên phía trước, luôn nổ lực để bản thân vượt trội hơn và càng vượt trội hơn người khác.

Sưu tầm từ internet

BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM TUYỆT ĐỐI TRONG KỲ CAO KHẢO CỦA TRUNG QUỐC 2019

Đề: Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ).

"Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế."

_____

Thí sinh đạt điểm tuyệt đối đã đặt tựa đề:

"Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác".

Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, cậu luôn hăm he làm thịt nó.

Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.

Từ đây Tom hiểu được một đạo lý, thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn.

Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn.

Vật đã thế, con người càng thế...

Tả Truyền từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.

Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?

Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.

Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.

Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: “Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình.”

Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.

Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: “Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp.”

Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: “Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ”. Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.

Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: “Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau.” Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.

Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.

Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.

Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất.

Từ Tiểu Bình từng nói: “Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất.”

Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.

Vậy vấn đề mới lại sinh ra, dung hợp có làm mất đi bản chất của mình không? Hoà hợp, chỉ là điều hoà, không phải hoà tan rồi làm mất bản thân. Bạn có thể đứng ở Trung Quốc nhìn ra thế giới, cũng có thể đứng ngoài thế giới nhìn vào Trung Quốc, nhưng đầu tiên bạn phải là người Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa, sau mới là thế giới.

Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!

(Sưu tầm)

THÔNG MINH & TRÍ TUỆ

Thông minh là năng lực của con người, còn trí tuệ là cảnh giới của tâm hồn. Người thông minh tâm nặng chuyện được mất; người trí tuệ có thể xem nhẹ, xả bỏ.

Người thông minh không dễ để mình bị thiệt; người có thể chịu thiệt là người trí tuệ.

Người thông minh biết bản thân làm được gì, còn người trí tuệ biết bản thân không làm được điều gì.

Người thông minh biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ để “ra tay", còn người trí huệ biết khi nào nên buông tay. Bởi thế cầm lên được là thông minh, còn bỏ xuống được là trí tuệ.

Người thông minh biết thể hiện thế mạnh của mình, bộc lộ hết tài năng, còn người trí tuệ khiêm nhường, không bộc lộ tài năng, thậm chí vẻ ngoài biểu hiện ra giống như một người khờ khạo.

Người thông minh muốn thay đổi người để người khác làm theo ý mình, còn người trí tuệ thường thuận theo tự nhiên.

Thông minh có được nhiều tri thức hơn, còn trí tuệ khiến người ta có văn hóa. Người tri thức càng nhiều thì càng thông minh, còn văn hóa càng nhiều thì càng trí huệ.

Thông minh dựa vào đầu óc và giác quan, còn trí tuệ phụ thuộc vào tâm hồn, "tuệ do tâm sinh".

Thông minh có thể đem đến tiền tài và quyền lực; trí huệ có thể đem đến niềm vui.

Người thông minh dễ thành công; người trí tuệ sớm viên mãn.

Thông minh là bản tính trời sinh, còn trí tuệ do tu dưỡng mà thành.

Vì thế, nếu cầu tài thì chỉ cần thông minh là đủ, còn nếu muốn thoát khỏi phiền muộn thì cần có trí tuệ.

(Sưu tầm)

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT BỨC TƯỢNG

Nước Bỉ (xanh đậm) ở Châu Âu

Bỉ là một quốc gia xinh đẹp và giàu có, kinh tế phát đạt khiến rất nhiều người hâm mộ cuộc sống của người dân nước này. Tại thủ đô Brussels, Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”, một tượng đài nhỏ bằng đồng cao 61 cm, là biểu tượng của thành phố Brussels. Đây là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc François Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619. Nhưng đến năm 1817 thì được thay chất liệu bằng đồng.

Người dân Bỉ coi biểu tượng này bảo vật Quốc gia. Liên quan đến “chú bé đứng tè” này có một câu chuyện lịch sử mà người Bỉ cho rằng, cậu bé là anh hùng dân tộc.

Vào thế kỷ 14, mối quan hệ giữa Bỉ và Tây Ban Nha không được tốt đẹp. Tây Ban Nha khi đó là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, giáp biên giới với nước Pháp. Nước Bỉ cũng có biên giới tiếp giáp với nước Pháp, nhưng do có mối quan hệ không tốt với Tây Ban Nha nên Bỉ thường xuyên kết hợp với nước Pháp để đối đầu với Tây Ban Nha.

Vào năm 1367, Tây Ban Nha phái hơn 5.000 lính hải quân và lục quân tấn công nước Bỉ, sau đó lại phái thêm hơn 20.000 quân lính sang nước Bỉ.

Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, Tây Ban Nha đã chiếm lĩnh trọn lãnh thổ nước Bỉ bao gồm thủ đô Bỉ là Brussels. Bỉ bị ép ký kết hiệp ước đầu hàng Tây Ban Nha và trong vòng 40 năm sau đó không được phép liên minh với Pháp, đáp ứng điều kiện này thì Tây Ban Nha sẽ rút quân khỏi Bỉ.

Sau mấy tháng thương lượng, Tây Ban Nha cuối cùng đã rút quân về nước bắt đầu từ tháng 5/1368. Nhưng thời điểm Tây Ban Nha rút quân khỏi Brussels, họ lại nổi lên ý định xấu, đó là muốn dùng thuốc nổ để hủy diệt Brussels. Những người lính Tây Ban Nha đã hóa trang thành người dân Bỉ và bí mật chôn giấu mấy vạn tấn thuốc nổ ở nhiều nơi của Brussels. Tất cả số thuốc nổ này cuối cùng được dẫn đến một kíp nổ. Sau đó quân đội Tây Ban Nha gần như đã rút khỏi Brussels chỉ còn lại mấy binh sĩ tình nguyện ở lại “hiến thân” để châm chíp nổ.

Khi đường dây dẫn để châm ngòi bộc phá đã được nối xong xuôi thì bỗng từ đâu, có một chú bé chạy qua, ung dung đứng tè vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá. Ngay lập tức, quả bộc phá bị ướt và không thể đốt cháy được.

Về sau, quân đội Bỉ phát hiện ra, đã bế cậu bé giơ lên cao và dân chúng Brussels đều ca ngợi cậu bé đã cứu được cả thành phố Brussels, thậm chí là cả nước Bỉ. Tại sao nói rằng cậu bé đã cứu cả nước Bỉ....???

Bởi vì, thời ấy nước Bỉ vô cùng nhỏ, hơn nữa còn không phải là một quốc gia nắm hoàn toàn chủ quyền, vẫn bị quản chế bởi nước Pháp. Lúc ấy cả nước Bỉ có hơn 1.000.000 người dân, dân số ở Brussels là 200.000 người, nếu như Brussels bị phá hủy thì cả nước Bỉ cũng sụp đổ.

Năm 1619, nhà điêu khắc vĩ đại của Bỉ là Jérome Duquesnoy đã tự tay chế tạo ra bức tượng đồng chú bé này. Chú bé này tên là Julien Dillens. Nhiều người sau khi nghe câu chuyện về chú bé này đều cảm thấy đây là câu chuyện cổ tích. Nhưng kỳ thực không phải như vậy, đây là câu chuyện có thật trong lịch sử!

Hồ sơ của nước Bỉ và Tây Ban Nha đều có ghi chép lại đoạn lịch sử này. Cả hai quốc gia đều ghi chép lại quá trình Tây Ban Nha sang tấn công nước Bỉ, quá trình rút quân và cả việc cậu bé đã làm tắt kíp nổ. Hồ sơ ghi chép ở hai quốc gia này đều khớp với nhau.

Cậu bé này hàng năm đều nhận được quần áo từ mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, cậu bé còn được gọi là “Cậu bé có nhiều quần áo nhất thế giới.”

Hình ảnh bức tượng “chú bé đứng tiểu” này không chỉ nổi tiếng ở Bỉ mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Không ngờ, đằng sau bức tượng nhỏ bé tưởng như chỉ là phục vụ cho hoạt động “vui chơi giải trí” lại ẩn giấu một sự kiện lịch sử to lớn như vậy......!

Nguồn sưu tầm từ fb CHUYỆN NHÂN VĂN

 

CÂU CHUYỆN DU HỌC

Một người bạn mình vừa phải đón cậu con trai đi du học ĐH được gần 1 năm mà bỏ giữa chừng đi về. Em kể là ở bển lạc lõng quá chịu không nổi. Không phải vì rào cản ngôn ngữ, nhưng tụi bạn tóc vàng có vẻ coi thường học sinh VN chỉ biết học, đời nhạt toẹt, nghèo trải nghiệm. Nhiều khi sự coi thường đó chỉ ngấm ngầm trong ánh mắt, nên không thưa kiện phạt tội kì thị được.

Tụi nó khoe từng gap year đi làm thêm, đi du lịch nhiều nước, rồi đi Nam Phi làm từ thiện, rồi từng nhảy dù, lặn biển. Tới 18 tuổi tụi nó kiêu hãnh vì đã biết kiếm tiền, biết nấu ăn, biết tổ chức cuộc sống và có thể sống tự lập không nhờ vào bố mẹ. Tụi nó tự hào vì giàu trong tinh thần, ngồi với nhau nói chuyện về triết học, về chính trị, lịch sử, nghệ thuật, về sở thích... những đề tài mà SV Việt thường chỉ ngồi nghe, ko chen vào được.

Ảnh minh họa

Những bạn nhạy cảm sẽ cảm thấy đó cũng là 1 kiểu coi thường, rằng, mày chả có gì, chỉ có tiền.

Bạn mình cũng kể: Khi sang Mỹ mình nhìn thấy tụi học sinh phổ thông học khá nhàn. “Chơi ko à, tụ tập nhóm làm cái này cái kia hâm hâm”, nhưng hóa ra lượng kiến thức không hề ít. Vì chương trình học phổ thông rất thực tế, nhìn như chơi mà hóa ra học rất sâu. Thậm chí có cả những cái nhỏ nhít lắt nhắt mà lâu nay mình không để ý, như tắm làm sao cho lẹ, ko tốn nước, gấp vớ/tất sao cho khỏi lạc nhau, xếp đồ sao cho mất điện cũng ko bị vấp vào chân...

Có lần nhìn thấy thầy giáo dắt một nhóm HS đi siêu thị, vui vẻ nhẹ nhõm. Nhưng rồi trong buổi đó tụi học sinh được học cách tính toán chi tiêu, đánh giá bao bì, thiết kế, màu sắc trên quầy hàng, học đọc các thành phần ghi trên sản phẩm…

Học sinh được dạy chọn thực phẩm, chọn công ty sản xuất, chọn công ty phân phối. Dạy về đọc hạn sử dụng, cách sử dụng. Tụi nó uống sữa xong thì làm bẹp hộp lại rồi cho vào thùng rác tái chế.

Nhà có tới 3 thùng rác, nếu bỏ lộn rác thải thường vào rác tái chế hoặc ngược lại là sẽ bị phạt. Tiền rác được tính tương ứng trên hóa đơn nước, nếu nhà nào xài càng nhiều nước thì cũng có nghĩa là nhà đó phải đóng càng nhiều tiền rác hơn. Thiệt đơn thiệt kép!

Những điều nho nhỏ này HS ở mình thường không để ý! Ở nhà, thường các bé được ông bà và người giúp việc chiều lắm, cơm nước mang tận bàn học. Khi đói thì chỉ cần mở tủ lạnh thấy gì thì ăn nấy, không cần để ý. Đến khi di du học thì mới thật sự vật vã. Có bạn phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm, có khi chỉ vì hộp sữa khui ra rồi để quên ở bàn ăn, tới tận sáng hôm sau vẫn tỉnh bơ rót ra ly uống.

Có nhóm du học sinh còn bị bắt phạt vì câu cá, bắt hải sản ko đúng quy định, thậm chí bị bắt vì đã bắn chim trời để nướng ăn.

Tài liệu Y Tế Thế Giới nói 70% người Việt nhiễm HP dạ dày. Con số thực tế có thể còn cao hơn. Hic hic, Ở Bắc Mỹ, Pháp, người Việt cũng vẫn đang đứng top trong mọi sắc dân về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cần phẫu thuật. Thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta là nguồn gốc của rất nhiều bệnh tật.

Các ba mẹ ạ, con chỉ biết làm Toán, làm Văn, nói tiếng Anh mà không biết cách sống văn minh, thiếu trải nghiệm, không giàu có về vốn sống, thì thiệt thòi cho con quá!

Rất nhiều thứ quan trọng có thể học ờ nhà, ở xung quanh và miễn phí. Giảng đường đâu phải là nơi duy nhất để con học đâu!

Sưu tầm từ fb Truyện tuổi trung niên

 

Thông tin mới

Bản đồ

Câu lạc bộ

Số lượt truy cập

1624889
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
2450
7499
60493
1624889

Lịch Phòng máy

Trường THPT Thực hành Sư phạm
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 02923.734758 - 02923.734759
Email: thptthsp@ctu.edu.vn