MĨ THUẬT VÀ VĂN HỌC: CẦU NỐI GIỮA THỊ GIÁC VÀ NGÔN NG

- Phạm Huỳnh Anh Thơ – Lớp A2K11

Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới hướng đến việc giúp học sinh phát triển cả ĐỨC, TRÍ, THỂ, MĨ.  Điều đó cho thấy: bên cạnh việc phát triển những kĩ năng mềm thì việc nâng cao năng lực thẩm mĩ của học sinh cũng được xem trọng. Vì vậy, lồng ghép góc nhìn của thuật vào môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 là một phương pháp mang tính thực tiễn, có ý nghĩa trong việc xây dựng, phát triển năng lực của học sinh Trường Trung học phổ thông Thực hành Sư phạm.

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, trang 56 (bộ sách Cánh Diều), các yêu cầu đề bài như sau: “Trình bày cảm nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc một pho tượng mà em cho là có giá trị hay “Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích đã khơi dậy cho đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngữ văn của nhà trường về ý tưởng của việc tạo nên Mối quan hệ giữa Mĩ thuật và Văn học: Cầu nối giữa thị giác và ngôn ngữ.

Mĩ thuật và Văn học vốnhai loại hình nghệ thuật có quan hệ mật thiết và tương tác lẫn nhau. Nếu Mĩ thuật có thể làm cho văn chương sinh động, phong phú và đa dạng hơn thì Văn học cũng có thể làm cho Mĩ thuật sâu sắc, tinh tế và có chiều sâu hơn. Cho nên, thay vì chọn phương pháp cảm nhận một tác phẩm văn học, một bài thơ một cách máy móc và quen thuộc, thầy Nguyễn Thanh Phong và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11 đã đổi mới bằng cách hướng đến sự kết hợp liên môn Ngữ văn và Mĩ thuật nhằm thu hút, khơi dậy sự hứng thú với môn Ngữ văn, đồng thời phát triển khả năng quan sát, phân tích và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật. Khi được nhà trường tạo cơ hội, mỗi học sinh cũng có thêm những bài học kinh nghiệm từ thầy Trần Văn Đức (Ths. Kiến trúc, cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM) được mời giảng tại nhà trường. Từ đó giúp học sinh có thêm những kiến thức nền ngoài chương trình, đồng thời góp phần chuôi rèn trình độ văn hóa, thẩm mĩ và nhân cách của mỗi cá nhân.

Ảnh: Thầy Trần Văn Đức trong một tiết giảng dạy tại lớp 11A2 (khóa 11) vào sáng ngày 21/11/2023

Mục tiêu của việc lồng ghép nghệ thuật là thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa tác phẩm nghệ thuật với các vấn đề xã hội, lịch sử, văn hóa trong cuộc sống thường ngày. Đó không chỉ là một hình thức thể hiện cái đẹp, mà còn là một phương tiện truyền đạt các cảm xúc, quan điểm và thông điệp của con người. Nếu học sinh có cơ hội sáng tạo, phân tích và trình bày các bài báo cáo, ảnh, video, poster,… dựa trên các tác phẩm nghệ thuật thì đó là một trong những phương pháp độc đáo giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, phát triển tư duy, từ đó nuôi dưỡng khả năng đánh giá nghệ thuật khi chỉ đang ở lứa tuổi trung học phổ thông. Bằng phương pháp học tập mới này, việc tiếp cận và hiểu được các tác phẩm nghệ thuật từ nhiều thời kỳ, quốc gia và văn hóa khác nhau một cách sinh động và thú hơn vị hơn. Ban giám hiệu Trường THPT Thực hành Sư phạm và đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Ngữ văn luôn tin rằng: phát triển kĩ năng mềm là một phần không thể thiếu của giáo dục, vì thế luôn tạo mọi điều kiện để đảm bảo học sinh có thể theo kịp sự phát triển nhanh chóng và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Là một trong những học sinh được trải nghiệm tiết học, bản thân em nói riêng của như các bạn nói chung cảm thấy đây là một sự kết hợp thật độc đáo và có ý nghĩa. Chúng em được dạy những kiến thức mới, được giáo dục bài bản cách để nhìn nhận một bức tranh nghệ thuật. Cầu nối giữa thị giác và ngôn ngữ là một cách tuyệt vời để mở rộng, cũng như phá tan những giới hạn định sẵn của môn Ngữ văn. “Cái đẹp” và “Văn chương” không chỉ tạo ra một trải nghiệm phong phú, mà còn giúp chúng em phát triển thẩm mĩ, tư duy và năng lực cá nhân của bản thân, đồng thời tạo điều kiện để chúng em thực hành các hoạt động học tập có liên quan. Mong rằng, những phương pháp này sẽ còn được xuất hiện nhiều hơn ở các tiết học khác để mỗi bản thân chúng em có thêm những bài học mới thú vị và hào hứng hơn. 

"Kính gửi Quý PHHS và BGH nhà trường!

Ban Tổ chức kỳ thi Toán học Hoa Kỳ (AMC) xin được gửi lời chào trân trọng đến Ban Giám Hiệu, Quý PHHS!

Kỳ thi Toán học Hoa Kỳ (American Mathematics Competitions – AMC) là kỳ thi có lịch sử lâu đời được tổ chức bởi Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ từ năm 1950 với sự tham gia của gần 40 quốc gia trên toàn thế giới. Hằng năm có khoảng 350.000 thí sinh đến từ 6000 trường trên toàn thế giới tham dự. Năm 2021, kỳ thi Toán học Hoa Kỳ AMC10/12 dành cho các em học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 đã thu hút gần 5000 thí sinh đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Để tiếp nối sự thành công này Ban Tổ chức Kỳ thi AMC quyết định tổ chức kỳ thi Toán học Hoa Kỳ AMC 10/12 năm 2022 dành cho các thí sinh từ lớp 9 đến lớp 12. Kỳ thi Toán học Hoa Kỳ (American Mathematics Competitions – AMC) là một sân chơi dành cho học sinh trên cả nước có cơ hội tham gia một kỳ thi chuẩn Quốc tế. Mục đích chính của kỳ thi là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu. Bên cạnh đó, kỳ thi còn cung cấp cho giáo viên và những người tổ chức địa phương một nguồn tài liệu chất lượng cao.

Thời gian thi: 08h-09h15 ngày 16/11/2021.

Địa điểm thi (dự kiến): Thi theo hình thức trực tuyến tại website: http://amcvietnam.edu.vn

Lưu ý: BTC sẽ công bố hướng dẫn, hình thức thi qua địa chỉ email phụ huynh đã đăng ký và các kênh thông tin truyền thông:

+ Thí sinh làm bài thi tại nhà trên các thiết bị có kết nối mạng internet (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng) trên hệ thống phần mềm Onluyen.vn, có giám sát của Giám thị thông qua webcam và micro.

+ Vì đây là trường hợp bất khả kháng nên BTC tin tưởng vào sự trung thực của thí sinh, các biện pháp kỹ thuật để phát hiện gian lận được áp dụng nhưng không thể đảm bảo tuyệt đối.

Thay mặt Ban Tổ chức kỳ thi AMC, xin được gửi tới Quý trường công văn về việc tổ chức kỳ thi trên. (bản scan công văn đính kèm theo email này)

Ban Tổ chức kính mong nhận được sự quan tâm của nhà trường và sự hưởng ứng tham gia tích cực, đông đảo từ phía các em học sinh.

Ngoài ra Ban tổ chức xin gửi kèm theo thông tin của kỳ thi AMC10/12. Nhà trường và các em học sinh quan tâm, đăng ký dự thi theo file đính kèm (MẪU ĐĂNG KÝ) và gửi lại BTC trước ngày 15/10/2021 qua email amc@onluyen.vn."

 

Thư ngỏ!

Lời đầu tiên, Ban Giám hiệu Trường THPT Thực hành Sư phạm (Đại học Cần Thơ) kính chúc quý phụ huynh dồi dào sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc và lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý phụ huynh khối 12 đã chọn Trường THPT THSP gửi gắm tuổi thanh xuân của con mình trong thời gian qua. Cảm ơn quý phụ huynh đã đồng hành cùng Nhà trường chuẩn bị một hành trang tương lai cho các con trong thời gian tới.

Vào ngày 18/04/2021 Trường THPT Thực hành Sư phạm tổ chức tập huấn hoạt động hướng nghiệp với chủ đề “NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM BẢN THÂN ĐỂ LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ PHÙ HỢP” với mục tiêu trang bị cho các em học sinh khối 12 xác định đặc điểm của bản thân, cung cấp một số ngành nghề để giúp các em xây dựng một lộ trình phấn đấu và chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và sở thích của chính mình.

Thay mặt nhà trường, Ban Giám hiệu xin trân trọng giới thiệu đến quý phụ huynh chương trình tư vấn hướng nghiệp với các nội dung cụ thể:

1. Thời gian nội dung hoạt động:

 

Thời gian

Hoạt động

Nội dung

Nhân sự

 

Trước 1 tuần

Photo và gởi trắc nghiệm Holland cho HS làm trước

Diễm

Thống kê số lượng HS có sử dụng smartphone và facebook.

Diễm

Tạo nhóm Facebook hướng nghiệp tên trường và tạo mã QR

-                   Tạo nhóm và mã QR: Hiệp

-                   Photo mã QR: Diễm

Trước 2 ngày

Tải các nội dung bài tập lên nhóm facebook hướng nghiệp

-       Hiệp

7:30-8:00

 

Khởi động, giới thiệu khai mạc chương trình.

1. Phát biểu khai mạc

2. Phổ biến hoạt động trong 180- Nội quy.

3. Game

 

1.        MC

2.        Hiệp

8h00-8h15

Mục tiêu buổi chia sẻ

-   Mục tiêu cần đạt.

-   Phân biệt tư vấn hướng nghiệp với tư vấn tuyển sinh

Hiệp

8h15-8h30

Lý thuyết cây nghề nghiệp

-   Những quan niệm sai về chọn ngành, chọn nghề của HS và phụ huynh.

-   Các yếu tố gốc rễ của việc chọn ngành nghề.

Hiệp

8h30-8h45

Bảng trắc nghiệm John Holland

-   Giáo viên hướng nghiệp sẽ giới thiệu về công cụ John Holland: Vai trò, ý nghĩa, cách thực hiện, cho ví dụ cụ thể.

Hiệp

8:45- 9h00

Hướng dẫn đăng nhập vào nhóm hướng nghiệp của trường.

-   Cho HS mở 3G/ 4G từ điện thoại và quét mã QR để vào nhóm

Cả nhóm giáo viên hướng nghiệp.

9h00 – 10h00

Tìm hiểu về đặc điểm cá nhân và đặc điểm nghề tương thích.

-   Cho HS cộng điểm Holland của chính mình lên tờ trắc nghiệm làm trước đó và chọn ra 3 nhóm có ngành cao nhất xếp từ cao đến thấp.

-   Hướng dẫn HS di chuyển về 3 phòng học (mỗi phòng do 1 GV hướng nghiệp phụ trách 2 nhóm Holland).

-   Tại mỗi phòng, GV chia HS dựa vào số điểm Holland cao nhất của các em để chia thành 2 nhóm nhỏ sau đó giao cho các em bình chọn: Nhóm trưởng, thư ký và người trình bày để làm bài tập (BT) nhóm. Mỗi kết quả BT được trình bày trên 1 tờ A0.

-   BT 1 (10’): Mỗi nhóm vào nhóm hướng nghiệp của trường để viết tóm tắt đặc điểm của nhms Holland của nhóm mình.

-   BT2 (30’):

+ Bước 1: Dựa vào các lời khuyên từ đặc điểm Holland bản đồ xu hướng nghề thế giới, các em hãy chọn ra tên 3 nghề phù hợp với nhóm ngành Holland của mình nhất.

+ Bước 2: Dựa vào tên 3 nghề trên, các em hãy vào các trang tuyển dụng uy tín của VN hiện tại, các trang về ‘’người thật việc thật’’ trên các đường link trong nhóm hướng nghiệp,… để liệt kê các đặc điểm yêu cầu của từng ngành nghề trên (3 nghề đã chọn).

-Trình bày và góp ý tại phòng (20’): GV cho mỗi nhóm 5 phút để trình bày kết quả các bài tập trên sau đó góp ý và trình chiếu các slide đã soạn trước nội dung để HS bổ sung vào phần BT của nhóm.

Mỗi GV hướng nghiệp phụ trách 1 phòng.

10h00-10h15

Giải lao và di chuyển về hội trường.

10h15-11h00

Chia sẻ đặc điểm nhóm Holland và đặc điểm nhóm nghề phù họp

Đại diện mỗi nhóm lên trình bày trước hội trường kết quả bài tập của mình (5 phút/ nhóm).

Hỏi đáp: 15 phút.

 

11h00-11h10

Nhận xét chung

Nhận xét chung về đặc điểm của từng nhóm Holland, lưu ý các ngộ nhận thường gặp

 

11:10- 11:20

Kế hoạch nghề nghiệp

Hướng dẫn HS các lập kế hoạch nghề nghiệp thông qua công cụ Milestone.

 

11:20-11:30

Giới thiệu sách hướng nghiệp và công cụ hướng nghiệp của tổ chức lao động quốc tế (ILO)

- Giới thiệu các sách hướng nghiệp hay mà Go-Books đã tuyển chọn.

- Giới thiệu app hướng nghiệp của tổ chức ILO

 

11:30- 11:40

1. Lượng giá

Cho HS dùng điện thoại đăng quét mã QR vào form mẫu đánh giá sau buổi tư vấn.

 

 

2. Đối tượng dành cho học sinh khối 12: 164 HS

3. Thành phần Ban tư vấn:

- Ông Trần Thanh Hiệp – Trưởng nhóm – Thành viên sáng lập nhóm Go-Books.

- Cô Huỳnh Ngọc Mỹ Xuyên – Hiệu trưởng Trường THPT Hựu Thành, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long.

- Cô Huỳnh Thị Thúy Diễm – Phó Hiệu trưởng Trường THPT THSP.

4. Địa điểm, thời gian:

- Địa điểm: Phòng 105, 106 và 107 Nhà học B1 – Trường ĐHCT.

- Thời gian: Chủ nhật ngày: 18 /4/2021 ( Sáng 7giờ 30 – 11h40)

Rất mong Quý phụ huynh quan tâm và tạo điều kiện để các con tham gia buổi tư vấn hướng nghiệp.

Trân trọng cảm ơn./.

 

                                                                    

 

  Trường THSP

                                                                    

 

 

 

 

                                                        

 

 

CHUNG KẾT CUỘC THI

ĐIỆN ẢNH HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC

NĂM HỌC 2020-2021

Bài và ảnh: V.M.H

Chiều ngày 27/3/2021, tổ Khoa học xã hội trường THPT Thực hành sư phạm – Đại học Cần Thơ đã tổ chức buổi chấm vòng chung kết cuộc thi “Điện ảnh hóa tác phẩm văn học, năm học 2020-2021”.

Có 7 tác phẩm dự thi đến từ 7 lớp (thuộc khóa 8 và khóa 9) với gần 100 diễn viên tham gia thi diễn. Đây cũng là năm thứ 7 tổ Khoa học xã hội tổ chức các hoạt động “Sân khấu hóa” và “Điện ảnh hóa” tác phẩm văn học cho học sinh toàn trường.

Đại diện Ban tổ chức, thầy Võ Minh Hải, tổ trưởng tổ Khoa học xã hội – Trường THPT THSP đánh giá cao một số tác phẩm dự thi có sự đầu tư tốt về nội dung ( có 6/7 sản phẩm dự thi lấy nội dung từ tác phẩm văn học và 1 tác phẩm dự thi lấy từ một vấn đề xã hội) và cả hình thức, diễn xuất,... Các tác phẩm: Thoại Khanh – Châu Tuấn, Tắt đèn, Tấm Cám, Lặng lẽ Sa Pa, Số đỏ, Chiến thắng Mtao- Mxây, ... Trong đó, nhiều tác phẩm dự thi được các em dàn dựng công phu cả về trang phục, cảnh quay, kỹ thuật âm thanh- hình ảnh,... Thầy Huỳnh Chí Bằng, chuyên viên Phòng chính trị - tư tưởng, Sở GD và ĐT Cần Thơ, thành viên ban giám khảo (BGK)  cho rằng: Các em rất sáng tạo, đầu tư công phu, các tác phẩm dự thi mang lại những giá trị giáo dục lớn,... Đứng ở góc độ xem mỗi tác phẩm dự thi là một “sản phẩm trí tuệ”, thầy Phạm Hoàng Nghĩa, nguyên giảng viên Bộ môn SP. Ngữ văn- Khoa sư phạm – Đại học Cần Thơ, thành viên BGK cũng cho rằng: Nhiều cá nhân đã rất thành công trong vai diễn ( vai Thoại Khanh trong vở “Thoại Khanh- Châu Tuấn”, vai dì ghẻ trong vở “Tấm Cám”,...), hoặc hiệu ứng âm thanh hình ảnh ấn tượng của A1K9, tác phẩm của D2K8 đã đưa thông điệp về mối tương quan giữa học sinh với gia đình qua vở diễn dự thi,...

Kết quả chung cuộc: Giải I thuộc về lớp A2K8 với vở “Thoại Khanh- Châu Tuấn”, giải II là lớp A1K8 với vở “Tắt đèn”, giải III thuộc về lớp D2K9 với vở “Tấm Cám” và một số lớp giải khuyến khích. Cá nhân diễn xuất sắc thuộc về vai Thoại Khanh (vở Thoại Khanh –Châu Tuấn của A2K8), vai diễn dì ghẻ (trong vở “Tấm Cám của D2K9).

Sau đây là những hình ảnh cuộc thi:

BGK đang chấm tác phẩm dự thi của các lớp

GK Huỳnh Chí Bằng nhận xét cuộc thi

Các lớp có tác phẩm vào vòng chung kết

BTC sẽ cập nhật các tác phẩm đạt giải qua đường link sau khi công bố

Thông tin mới

Bản đồ

Câu lạc bộ

Số lượt truy cập

1539404
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
650
6269
35051
1539404

Lịch Phòng máy

Trường THPT Thực hành Sư phạm
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 02923.734758 - 02923.734759
Email: thptthsp@ctu.edu.vn