BÁO CÁO CỦA GIÁO SƯ NHẬT BẢN

Viết bởi Admin

Chiều ngày 11/11/2023 Trường THPT Thực hành Sư phạm vinh dự được giáo sư Toshinobu Hatanaka đến từ Đại học Toho, Nhật Bản báo cáo các vấn đề về “Phát triển khoa học thông qua nghiên cứu bài học (NCBH)” cho tất cả cán bộ giáo viên nhà trường. Một bài học khoa học khi thực hiện NCBH phải đảm bảo bốn yếu tố: Các kỹ năng của thế kỷ 21 được tìm thấy trong chủ đề nghiên cứu; Yêu cầu khoa học và thiết kế kỹ thuật được bao gồm trong bài học khoa học; Tài liệu cho nghiên cứu khoa học và thiết kế kỹ thuật được kiểm tra; Việc học tập của học sinh được chú trọng. Những nội dung này cho chúng ta thấy nó tương đồng như một quy trình thực hiện giáo dục STEM. Vì thế ở Nhật Bản khi thực hiện NCBH đồng nghĩa với việc thực hiện giáo dục STEM; NCBH thực hiện  tích cực nhất ở trường tiểu học và được hỗ trợ bởi phòng giáo dục địa phương; Nghiên cứu bài học điển hình và được chuẩn bị tốt; NCBH có thể được gọi là nghiên cứu dựa trên trường học, tất cả giáo viên trong trường đều được tham gia, và có thể mời thêm các chuyên gia hay các giáo viên cùng chuyên môn ở trường khác mà có nhiều kinh nghiệm tham gia; NCBH được thực hiện hàng năm.

Nguồn trong bài báo cáo của gs. Toshinobu Hatanaka. Toho, Chipa, Japan. 2023

Buổi báo cáo đã cung cấp nhiều kiến thức cho cán bộ giáo viên về việc giảng dạy sao cho hiệu quả, dễ hiểu đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và giải quyết vấn đề của học sinh. Vì thế khi thiết kế kế hoạch bài dạy cần lưu ý những đặc điểm sau: 1.Các chủ đề/ bài học lựa chọn để thực hiện và các kỹ năng của thế kỷ 21 cần phải được thể hiện trong mục tiêu giáo dục, và những thuật ngữ được diễn tả sự mong muốn liên quan đến thái độ, cảm xúc và hành vi của người học như ‘tò mò’, ‘tự chủ’, ‘thích thú’, ‘chủ động’, ‘tích cực’ và ‘gắn kết’ được sử dụng; 2. Kế hoạch bài học tuân theo chương trình giảng dạy nhấn mạnh vào nghiên cứu khoa học. Ví dụ: Bài học về con lắc thì Khái niệm khoa học cơ bản Thời gian để một trọng lượng trên dây đung đưa qua lại không thay đổi nếu trọng lượng thay đổi, nhưng nó thay đổi khi chiều dài của dây thay đổi”. Do đó, yêu cầu cần đạt là học sinh có khả năng thiết kế thử nghiệm tương tự: một trong ba biến (tức là chiều dài của chuỗi, trọng lượng và chiều rộng của xích đu) để chứng minh cho khái niệm trên. 2. Tài nguyên giảng dạy được nghiên cứu trong quá trình NCBH tùy theo cơ sở vật chất của từng trường mà giáo viên có thể linh hoạt sử dụng làm đồ dùng dạy học. Trong NCBH, các giáo viên tập trung Nghiên cứu tài liệu giảng dạy tiếng Nhật gọi là "KYOZAI KENKYU ".  Ví dụ: Bài về con lắc các đồ dùng dạy học được sử dụng là: Dây thừng dài trong phòng tập thể dục / chai và thang, Các loại dây, trọng lượng, giá đỡ, kẹp khác nhau, Vỏ phim, vỏ nhựa / bìa cứng có thể kết nối và nam châm…3. 4. Tập trung học tập của học sinh. Câu trả lời của học sinh được dự đoán trong kế hoạch bài học theo nhiều cách khác nhau ví dụ: Tôi nghĩ nó sẽ là... , Tôi đã làm... trước / Tôi đã học được...Làm thế nào tôi có thể ... / Tại sao nó ...Tôi tìm thấy... / Tôi quan sát...Tôi muốn... Tôi không chắc...Phương pháp giảng dạy chủ yếu ở Nhật bản là phương pháp truy vấn (Inquiry based learning).

Nguồn trong bài báo cáo của gs. Toshinobu Hatanaka. Toho, Chipa, Japan. 2023

Một tiết học ở Nhật bản cũng 45 phút và một bài học có thể chia ra làm 7 tiết học như hình sau:

Nguồn trong bài báo cáo của gs. Toshinobu Hatanaka. Toho, Chipa, Japan. 2023

Xu hướng giảng dạy thông qua NCBH rất phổ biến ở Nhật bản và nó tương tự như thực hiện một quy trình giáo dục STEM hiện nay. Nhằm hướng đến việc phát huy kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Thay vì chỉ chú trọng đến việc chỉ giảng dạy về mặt kiến thức. NCBH chú trọng nhiều nhất vào việc học của học sinh làm sao cho tất cả các học sinh đều được thực hiện.

Buổi báo cáo giúp cho cán bộ giáo viên nhà trường có cái nhìn mới về hệ thống giáo dục Nhật Bản, một trong những nền giáo dục tiên tiến hiện nay trên thế giới, đồng thời giáo viên có điều kiện tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại, nhằm nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Thực hành Sư phạm.

Thầy Cô nhà trường chụp ảnh lưu niệm với giáo sư Toshinobu Hatanaka

 

Thông tin mới

Bản đồ

Câu lạc bộ

Số lượt truy cập

1652166
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
416
8285
15748
1652166

Lịch Phòng máy

Trường THPT Thực hành Sư phạm
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 02923.734758 - 02923.734759
Email: thptthsp@ctu.edu.vn